ĐÙI GÀ

“Đùi dài, khoản ngắn chẳng sơ ai”

Đùi được tính từ đầu gối trỏ lên đến hết, có nơi gọi là “tỏi gà”.

  • Đùi phải dài và to, càng to càng tốt. Đòn sẽ mạnh.
  • Đùi tròn vo không tốt, đòn không chính xác, có cựa không biết đâm. Trái lại, đùi dẹt đá ngay đòn, cựa đâm nhiều sâu.
  • Trên đùi cong ra phía trước, dưới đầu gốì lui về phía sau, đầu gối phải chấm đít hoặc hơn nữa mói tốt.
  • Từ đầu xương đùi nhô lên phía trước, gần ngang bằng với ức, gà bền sức khỏe mạnh.
  • Phía trên to, rộng bản, dưối gốì thắt lại, tốt. Trên và dưói gần bằng nhau, xấu.
  • Nhìn phía trưốc, đôi đùi bành to hơn thân gà, tốt.
  • Hai đầu gối gà, lúc đi hoặc đứng bị khép lại, không tốt.
  • Đùi dài, to và dẹt được gọi là “đùi ếch”, tốt và đầu gổĩ lui về sau.
  • Cặp đùi được gắn ở giữa thân, gà hơi lùn, như thế gà sẽ đi dưối, đánh trong, trái lại cặp đùi sát ngực đưa nhiều về phía trước và cao, chắc chắn gà ấy đi trên, đánh đầu đánh cổ địch thủ. (Hình minh họa: trang bên).

cẲnggà

“Lưỡng túc tam phân”.

Cẳng gà còn gọi là “quản gà”, “cán gà”.

Đôi “cán gà” hay thì phải ngắn và nhỏ, đùi và cán tính chung là ba phần, thì cán chỉ chiếm có một, thế mới tốt.

  • Quản được thắt eo ỏ giữa, eo nhiều tốt, nhìn đối diện, đấy gọi là “chân loa kèn”.

Toàn thể cặp cán chỉ thấy gân và xương mói tốt, không nên thịt bủng beo, bốn móng của gà thì ngón phải dài thật dài và phân chia từng mắt rõ ràng, nhìn ngón cho thanh, đừng mập tròn, ấy là những đôi chân của thiên tài cả.

  • Đôi cẳng có nhiều màu khác nhau:

Trắng, vàng (nghệ thối), trắng ngà, đen, xanh thẫm lá cây, xanh da tròi, chì, đốm, đốm trắng xanh, đốm trắng đen, vàng đốm, nhưng chỉ có cặp chân trắng và chân xanh trội hơn cả, “xanh lá cây” những dòng này nổi tiếng dữ tợn, đá chân xanh, thường có đôi mắt ếch (màu nâu), rất lì lợm, gan dạ có thừa. Dân gian cố câu ví:

“Chăn xanh mắt ếch đá chết không chạy”.

1

Nếu chân trắng thường đi đôi với mắt trắng, tài ba cô thừa.

  • Cẳng gà hình dáng khác nhau:

+ Cẳng vuông – cạnh thước.

+ Cẳng tròn – khô.

+ Cẳng khô như cẳng gà chết, ráp, thứ chân này quý lắm, vảy thường ôm sát, đá rất đau, tưởng không nên nhầm với thứ chân ghẻ, sần sùi tróc vảy bở hơi.

Thứ cẳng vuông, tốt, đá đau, nhưng không bằng chân khô đét nói trên.

Cẳng tròn, muôn tốt thì lại phải nhỏ mới hay, thêm eo giữa, không thấy khô gọi là cẳng thường, không tốt.

– Gà đòn rặt đôi cẳng đương nhiên lớn to hơn gà rựa rặt. Sự to và nhỏ, ta phải lấy đó mà cân lường cho đúng.

+ Gà cẳng quá to, sẽ sinh chậm chạp, đá không ngay đòn.

+ Đôi cẳng, một cẳng đen một cẳng trắng, hoặc một xanh một vàng gọi là gà “thư hùng nhật nguyệt” ấy là gà hay rất hiếm.

NGƯC GÀ

“ức ngưỡng nghinh thiên”

Ngực gà có hai hình dáng khác nhau, một là bằng lỳ, dựng đứng, hai là nơi cong xuôi vào bụng. Ngực dựng đứng, bằng tốt hơn cả.

  • Màu lông tại ngực nếu có màu ó, gọi là “ức ó”, tốt, gà dữ.
  • Tại ngực, có một lỗ hõm gọi là “hang cua”, nếu hang cua nhỏ, tốt.
  • Ngực mang theo bầu diều, đối diện, thưòng ỏ bên trái, nhưng nếu bầu diều đó được gà mang bên phải, cố “quý tướng”, gọi là “trữ thực tả”. Đối với gà thì điều “quý tướng” ỏ bên trái.
  • Lúc gà đi, ngực gà không nảy không rung thì tốt, gà ấy dòng giống quý phái thuộc loại gà “văn tướng”, có mưu lược chiến thuật

2

LƯỜNGÀ

Dưới bụng gà có một xương chạy từ ức đến gần phao câu. Xương ấy được gọi là lươn gà. Có ba loại lườn:

1 – hườn tàu.

  • hườn tam bản.
  • Vạy lườn.
  • Gà có “lườn tàu” tốt nhất, lưòn tàu cạnh sắc hơi cong từ ngoài vào.
  • Lưòn “tam bản” không tốt, thường chè bè, dẹp lép như lưòn gà mái.
  • “Vạy lưòn” là lườn bị cong, gãy lõm, vẹo lệch, gà có lườn này không ai chơi, đá khó thắng.
  • Xương lưòn chạy dài từ phía đuôi, càng dài càng sâu càng tốt, gà sẽ rất bền sức. Trái lại, ngắn cụt, bở hơi, chóng mệt.
  • Cuốĩ xương, đầu phải nhọn mới hay, nếu tròn thô, bậm cục, sẽ không tốt.
  • Lúc nâng gà lên ta thấy xương lườn gồ xuống tay ta nhiều tốt.

Xương lưòn dài, gọi là “xâu dạo”. Nhiều nơi gọi là xương lưòn là xương mỏ ác, “xâu dạo” còn gọi là “lưòn tàu”.

* Xem xương ghim như thế nào?

Xương ghim là hai đầu xương nhô lên sát tận hậu môn, hai đầu xương châu lại sát nhau, ngón tay đút không lọt, gọi là khít, kín, trái lại hở, nếu rộng mà có thể hai ngón tay vào lọt, không tốt.

Xương ghim có khít khao ấy mới tốt, bển sức lắm, càng khít càng bền, nhưng chú ý, khít đến nỗi chỉ thấy một xương, gà ấy lại bỏ hơi.

+ Hai đầu xương ghim càng nhọn càng tốt và phải đều nhau. Trái lại, cái ngắn cái dài, gà sẽ đuôi mắt khó tránh khỏi.

LƯỠI GÀ

Nếu gặp gà không có lưỡi, ấy là gà quý, ví như: “thần thánh” được xếp hạng “thần kê”. Bởi không lưỡi nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng.

Nói là không lưỡi, kỳ thật lưỡi có, nhưng thụt quá sâu xuống đóc họng không thấy.

  • Lưỡi thụt sâu xuống đóc họng, nếu có thể thấy được, cũng rất quý, gà này gáy thường khác lạ vối gà khác, là đúng nó.
  • Gà có lưỡi đen hoặc bớt đen đều quý, gọi là “linh kê”.
  • Đầu lưỡi được chẻ làm đôi, cũng là loại gà rất hay.
  • Ngoài đầu lưỡi tựa như bị cắt bằng ngang, lưỡi cụt ngủn, gà này hiếm và quý.

Có những đặc điểm trong lưỡi như thế được gọi là gà “ẩn tướng”, hoặc “ủ tưống” đều tốt cả.

  • Lưỡi rùa, đoản thiệt: Gà có lưõi thụt sâu hoặc bị cắt ngang, loại “thần kê”.
  • Bạch thiệt: Gà lưỡi trắng, thường tuỳ con.
  • Hắc thiệt: Gà lưỡi đen, “linh kê”.
  • Lưỡng thiệt: Lưỡi gà chẻ làm đôi, “gà chiến”.
  • Lưỡi gà to bản: Biểu lộ sự chậm chạp.
  • Lưỡi gà nhỏ như mã kim: Lanh lẹ có thừa.