11. Ám long (rất tốt): Còn gọi là ẩn long hoặc vảy yến, vảy này được đặt ngay ngón giữa, trước khi đụng ngón, nó lót ở trong một vảy lớn, có khi lòi một ít ra ngoài, có khi không thấy, nếu vảy lót đó màu hồng càng tốt, còn gọi là ẩn son (yến son), gà này được gọi là “linh kê”.
Chú ý: Vảy này phải ở hàng vảy ngón ngọ, đôi khi gặp “linh kê sinh thế” càng quý, còn gọi là “gà thế”. Đặc biệt, gà thế đá mỗi trận mỗi khác, nó dùng đòn dùng thế khác nhau với mỗi gà.
12. Khai hậu (tùy): Một trong những vảy hậu nứt ra, gà hết dùng, gọi là “khai hậu”, không tốt, ngoại trừ mặt tiền có vảy vấn cán, thì vẫn dùng được, hoặc mặt trước nội có một vảy nứt ra cũng vẫn dùng được.
13. Trường thành (tốt): Hàng vảy ngoài lấn hàng vảy trong nhiều thì tốt, gọi là “trường thành”.
14. Địa giáp (tốt): Một vảy nhỏ mọc giữa lòng bàn chân, khó biết được, vảy này luôn luôn chạm đất, gà có vảy này là “linh kê”.
15. Liên châu (tốt): Là vảy của ngón nội đi thẳng lên quá cựa, nó sẽ nhập vào đường thối. Nếu thẳng, no tròn từ trên xuống, gọi là “liên châu”, tốt, gà có tài dùng cựa. Năm vảy liên châu đếm được đổ lên, gà tài, đâm liên tục. Bốn vảy là khá.
16. Nhân tự (quý): Hai hàng vảy nhập một tạo đường chỉ ra hình chữ “nhân” gọi là Giáp long nhân tự, là gà quý.
Nếu “nhân tự” được đặt ỗ hàng thối, gọi là Nhân tự thới, chuyên nghề đánh đòn độc, đi trên.
Trưòng hợp những vảy, của ngón thối, bị khai ra ở các vảy cuối sát móng, gọi là khai thới, càng sát móng càng tốt, có nghề móc mắt đối phương.
Nhật thần ngoại (tốt)
17. Liên móng (tốt): Những vảy trên ngón được dính đôi hoặc ba, cho biết cái chân ấy mạnh, gà đánh dùng ngón và móng nhiều, hiểm lắm, gọi là “liên móng” hoặc Liên tự thừa thiên, gà có nhiêu đòn lạ.

11

18. Đại giáp (rất tốt): Trên hàng nội, có ba vảy dính lại tạo thành một vảy lớn, gọi là “đại giáp”, đóng gần cựa là tốt nhất. Gà này có nhiều thế, đâm độc, chết tại chỗ là thường. Nếu đại giáp mà có mở miếng ngậm một vảy nhỏ là: Đại giáp giữ ngọc, gà này tài cao hiếm thấy, sử dụng cựa như tên bắn.
19. Trễ giáp (tốt): Hai vảy ỗ hàng nội, song song sát nhau, cùng đuôi chỉ xuống, vào cựa. Gà có “trễ giáp” hay tạt hay quăng cựa đâm, gà lanh lẹ.
20. Giáp cần (tốt): Hiếm lắm, (quý kê là nó) một vảy mọc trên cần cổ, được lông che kín, gà đứng nước cao, càng khuya gà càng trổ ngón độc, chơi gà có vảy này khó bại.
21. Mai cựa (tốt): Nhìn mặt trước, phía trong, tại hàng biên phụ, sốt cựa, có bôn năm vảy dính chùm hình như hoa mai, gà có triển vọng tốt.
22. Thập đao (tốt): Còn gọi là thập cựa, tại hàng biên phụ, ngang vối cựa, có hình chữ thập nhỏ, dùng cho cựa tốt lắm. Nếu gà đòn, cựa vẫn đâm vẫn đục.
23. Ác hổ báo (tốt): Móng của ngón ngọ nổi lên một chấm nhỏ hoặc đen, hay xanh. Gà này có đòn ác độc, khó có địch thử chịu nổi, gà như thế chiến lắm.
24. Xiên đao (tốt): Hình đáng như quấn cán, nhưng đầu ồ hàng ngoại cao, đầu ỗ hàng nội thấp, để xéo xiên vào cựa, tốt lắm. ổ một hàng nội có một vảy nhỏ, dài chỉ vào đao cũng gọi là “xiên đao”.
25. Hàm rập (tốt): Hàng nội và ngoại vòng cung cao lên theo bề ngang, còn gọi là lòng ông máng, tốt.
26. Thư hùng kê (quý): Có đôi chân nhật nguyệt, một chân trắng một chân đen, hoặc một vàng một xanh, mỗi chân mỗi màu khác, gà này hiếm lắm, gan dạ nhất, tài văn võ có thừa, lanh lẹ, khó so sánh.
27. Mai hổng (tốt): cẳng gà chia làm ba màu rõ rệt, một nửa cẳng trỏ lên màu khác với một nửa cẳng trỏ xuống các biên nhỏ một màu khác nữa.
Chú ý: Không giống loại chân đốm, những màu này ẩn hiện bất thường, quý lắm.
28. Tiểu son (tốt): Giữa hàng thới và hàng nội có những vảy nhỏ như tấm, nếu một trong các vảy nhỏ ấy màu đỏ tuyền, gọi là “tiểu son” hoặc Tấm son. Gà này có tài đá đòn, đâm cựa gan lì, đá đồng sức là nó ăn, cựa lên là đấm những chỗ hiểm gọi là Ác tinh.
29. Độ son (tốt): Ở hàng vảy độ, nổ lên những vảy no nê màu hồng, gọi là “độ son”. Độ son ở hàng thứ mấy thì độ đó khó thua, chính độ ấy gà phát tướng nhất trong đòi, những độ không son chẳng phải bỏ, còn tùy theo hình dạng.
30. Hàng trơn (tốt): Chân có hai hàng vảy trơn tru, sạch sẽ, ngoài mặt tiền không có vảy gì hơn nữa, gà này lúc đá trổ nhiều đòn. Nó nhò kẽm hậu tốt yểm trợ.
31. Độc biên (quý): Hàng biên có một hàng, thẳng từ trên xuống dưới, không đứt khoát, để rồi đi luôn xuống ngón ngoại, gà này độc hiểm, gà tốt.
32. Yến võ (tốt): Hình thể như “ẩn long”, “ám long” nhưng “yến võ” đóng tại mặt tiền cán, bất cứ ở đâu, thuộc hàng quách.
33. Lộc điền tự: vảy hàng ngoại và nội châu vào nhau nhưng được ngăn bởi đường đất giữa hơi rộng, có hai loại:
Nếu nằm chính giữa, đường kẻ nhỏ như kim không nội chẳng ngoại là xấu.
34. Lộc điển nội (tốt): Cũng hình thức như “lộc điền tự”, những đường đất quay mũi vào trong ấy là tốt, luôn luôn hai tài đi đôi, thí dụ như đòn ngay, lại thêm bền nưốc (nếu đóng ngay cựa mới tốt, bằng không thì thường).
35. Lộc điển ngoại (xấu): Hình thức cũng như trên, nhưng mũi quay ra ngoài, gà này không toàn võ.
36. Ân địa (tốt): Một vảy ẩn dưới vải “phủ địa”, còn gọi là bản phủ kích giáp, ấy là gà hay, gà độc.
37. Hoành không (xấu): Nó tựa như quấn cán, huỳnh kiền (vảy kiền) nó quấn từ hàng thành qua hàng quách (ngoại qua nội) cuôì nội nhỏ dần, nhưng không phải “xiên đao”, gà có vảy này dở, gà bết. Nếu đóng ồ hàng vảy thứ 5 trở xuống, đóng từ thứ 4 trở lên thì được.
38. Kích giáp (tốt): Tính từ đầu gối xuống 4 vảy, có những quấn cán từ đó xuống tới cựa gọi là “kích giáp”, gà hay, ăn độ dễ dàng, khó thua.
39. Cúc bổn (thường): Giữa hàng thành và hàng quách, có vảy nhỏ chen vào giữa, ngoài khỏi cựa, gọi là “cúc bồn”. Vảy này còn tùy gà tốt xấu, thường vảy đóng gần và dưối cựa, nhưng “cúc bốn” kém nhiều vảy hay khác.
40. Song cúc (tốt): Từ cựa xuống có vảy như “cúc bốn”, hai chân đều có, gọi là “song cúc”. Gà này có thế đá “liên”, “chồng”, “song cước”, “tam cước” một lúc, hoặc một chân có hai vảy sát nhau (hai chân phải đóng đối diện, trên dưới bằng nhau). Hai vảy phải đóng ngang cựa mối đúng cách, bằng không thì là ngậm thể.
41. Xuyên thành giáp (tốt): Dưới cựa có hai liên giáp ngoại, đồng thòi có theo hai vâ’n cán, thì rất tốt.

12

(39) Lộc điền (41) Hoành không (42) Kích giáp Ngoại (xấu) (xấu) (tết) khó thua
42. Nhất đầu hổ (tôt): Ngón giữa, vảy gần móng có điểm đốm đốm nhỏ, gọi là “nhất đầu hổ”. Gà này còn chò đòn mới trả đòn, nhưng có sức bền, đòn vũ bão.
43. Bạch đầu hổ (tốt): Toàn thể ba móng chân đen tuyền, ngoại trừ ngón giữa có móng trắng, hai chân đều vậy, ấy là gà có tài.
44. Hắc hổ thới (tốt): Toàn thể ba móng chân trước màu trắng, ngoại trừ ngón thới có móng đen, gà có đòn sáng sủa, đòn nào ra đòn nấy (cả 2 chân).
45. Hổ đầu nhâm (tốt): Ngón giữa, những vẩy trên ngón đều đốm, có tài vào hiệp hai trở đi.
46. Trung cang điểm (tốt): Ngón giữa, cứ cách hai vảy lại có một đốm, gà này đá hay về khuya, càng lâu càng giỏi.
47. Cứ cang điểm (tốt): Ngón giữa có một vảy ngắn nhất và gà này hay ăn về khuya.
48. Liệt bái (tốt): Có đốm nhỏ ngoài đầu vảy, rất nhỏ, trên ngón chân giữa. Gà này có uy thế khiến địch sợ hãi mà chạy ngang, đôi khi chuyển bại thành thắng (một vảy).
49. Lạc diệp (tốt): Gần vảy “liệt bái” có một vảy dặm thêm nhỏ trên vảy ngón giữa, gà này có nhiều đòn tài, đê hạ địch từ nước hai (đòn mạnh).
50. Diệp báo (tốt): Ngón giữa ỏ đốt giữa kế vảy lớn có đốm nhỏ, gà có đòn hiểm, khi đã ra đòn thì địch phải thua chạy.
51. Thập hậu (tốt): Tại “hàng hậu” và “hàng kẽm”, bốn vảy sát nhau tạo thành hình chữ thập, gà có “quý tưóng” (nằm trung bình không trên không dưối rõ ràng).
52. Thập độ (tốt): Tại “hàng độ” và “hàng kẽm”, bốn vảy sát nhau thành hình chữ thập, gà rất giỏi, đánh đồng chạn dễ ăn (rõ ràng mới tốt).

53. Tứ ứng độ sơn (tốt): Hàng độ, tính từ cựa trở lên, đếm được khoảng bôn vảy độ tốt, những vảy độ này được nằm trên gò cao, cách biệt với các vảy độ kế tiếp là thấp, khuyết hẳn xuống. Nếu được hai chân như vậy, là gà quý có đòn tài gọi là “độ tứ ứng” đếm được ba là “độ tam ứng”, phải thua tứ ứng hoặc ngũ ứng, lục ứng cũng tốt, những độ ứng này phải to bằng nhau mới có giá trị, gà có độ ứng ăn gà không có mà đồng chạn.
54. Liên kẽm (tốt): Hai vảy thuộc hàng kẽm dính nhau, như liên giáp, báo hiệu chân ấy bảo vệ mạng gà, chân đó có tài nhiều, vừa đánh vừa đâm.
55. Khẩu đao (tốt): Những vảy ỏ đường thối đi lên, nếu tới cựa tại cựa có một vảy ấy hình chữ “khẩu”, cựầ ấy sẽ hạ địch dễ dàng, (cựa sử dụng độc, vảy thới đi lên, cần cho thẳng đều, không bị khai chia mới tốt). Khẩu đao còn gọi là ngọc đao.
56. Giáp thới phòng đao (quý): Hàng vảy tại thới, đi đều lên quá cựa và cong vào, ôm lấy cựa, hình thức phải rõ ràng, vảy đều nhau không bị khai chia, ấy là tốt, gọi là “giáp thối phòng đao”. Gà này không phải thưòng, tài ba xuất chúng. Được hai chân lại càng quý hơn, có thể dứt độ chớp nhoáng, cựa đâm rất dễ dàng.
57. Phiến hậu (tốt): vảy hậu mỏng và phẳng gọi là “phiến hậu”.
58. Thới hoa đăng (rất tốt): Là những vảy tại hàng thới, xếp đều lên thẳng qua cựa, gọi là “hoa đăng”, nếu lên đến gối thì tuyệt, (cần đều nhau, không bị khai), gà hoa đăng hai chân đều thì thượng sách, nếu đều, hai chân lên đến gôl, gà ấy là “linh kể’.
59. Nội hoa đảng (rất tốt): Hình thức như “thới hoa đăng”, nhưng đây là những vảy của ngón nội, đi lên nhập vào “hoa đăng thói”, những vảy này lớn hơn một chút, tạo