Gà nòi có rất nhiều dòng khác nhau, mồi dòng lại nổi tiếng về mỗi mặt riêng. Ổ nước ta thì:
Ngưòi miền Nam: Ưa thích chơi gà cựa.
Người miền Trung: Thích chơi gà đòn (kổ cả miền Bắc).
Gà miền Nam lông nhiều, có thể phù kín cả thân mình, nước da không chịu nắng sương nên trắng. Đặc biệt như:
* Gà Cao Lảnh: Đá hay, nhưng bờ chí. Khoảng mấy chục năm về trước, giông gà Cao Lãnh, Sa Đéc giỏi về những dòn độc.
* Gà Bà Rịa: Gốc từ An Độ, Mã Lai lâu dời thành gà bản xứ, giỏi dá chân trơn, đòn không cựa. Giỏi chịu đựng, càng đá lâu, càng về khuya, càng trổ ngón, thà chết tại trận, chớ không chạy bậy.
* Gà Bà Điểm: Giỏi đá đòn, chân trơn, không cựa, nếu mọc cựa cũng không biết đâm, duy chỉ cặp chân đá rất mạnh, có thể làm gãy cần cổ địch thủ là thường, không bền gan bằng gà Bà Rịa.
* Gà Long Khánh, Tân Châu: Thường thường mắt ếch chân xanh, giống gà này dữ dằn, lỳ lợm.
* Gà Bình Định: Tài nghẹ cao, đá hiểm, nhiều dòn độc.
* Gà Kế Sách – Sóc Trảng: Bền sức, chịu dai dẳng, giỏi chịu đòn, gà Kế Sách là do các giông dữ ở Bà Điểm, Bà Rịa, Cao Lãnh chung đúc ra.
* Gà Cao Lãnh, Rạch Gầm: Có loại gà lông, là gà lông nhiều, ít thịt nhỏ xương, “hưp^có căp_cựạ_sặ_c_bén, nếu chuốt, tựa như cây kim trông‘’ĩạnlị:’*kưoi»g’kôhg; gà này rất lẹ làng, phần nhiều “(ỊẰ-^ậL .i^-CThlên bay xuống tốì mắt địch thủ, nhưng về khuya tài kém. Gà này gốic là gà rừng, sử dụng cặp “song kiếm” cựa rất tài tình, chuyên nghề đá “song phi”. Khổ nỗi như đã nói, không được bền sức, chỉ được phút đầu mà thôi, sau đó thì tuỳ địch thủ hay dở để kết thúc trận đấu.
* Gà Kế Sách – Rạch Giá: Gà gân, vóc dáng trung bình, không nhanh nhẹn như gà lông, nhưng thân mình vững chắc, gân guốc, đá đòn thật đau, lúc đá nghe tiếng gió “rẹt rẹt” sướng tai và cảm thấy đòn rất mạnh.
*Gà Cao Miên: Có gà Xiêm lai là nổi tiếng, cũng đã có người đem giống sang Việt Nam. Gà này nhỏ con, hình thù gọn gàng xuông đuộc, như cái bắp chuối hột, nhưng vững chắc. Xáp chiến chỉ dùng mưu thế, chứ không dùng sức, tìm nơi chui rúc để né đòn và nghỉ mệt, chộp được cơ hội tốt, gà này tung cưốc xin cựa ngay, đôi khi thắng cả những con lốn hơn nó.
* Miền Trung: Có giống gà đòn dữ tợn, có tiếng là bền, giỏi (Quảng Ngãi). Gà miền Trung thường thấy chân vàng nghệ (chân nghệ thốỉ), da ở nách non cũng hơi vàng (Bình Định).
Tuy có nhiều dòng gà khác nhau, nhưng có thể chia ra làm ba dòng chính: Gà đòn, gà cựa, gà pha.
+ Gà đòn: Là gà chân trơn không có cựa, hoặc cựa mọc không được dài, giống này rất lốn con, rất vạm vỡ, to xương, cao cẳng, có những đặc điểm:
– Lông thưa, đầu trơ, cổ trụi, lông cứng giòn, dễ gẫy, đá sơ một vài lần đã thấy cũ kỹ, cọc còi, không tốt mã.
– Con mắt sâu lõm, da mí mắt dày, cổ dài.
– Chân to cẳng bự, lúc chạy nghe “bình bịch”, cũng vì không cựa, nên chân cẳng phải to để đá đau, sức phải bền để đá dai dẳng, có khi đá nhau từ sáng đến chiều bất phân thắng bại, đòn đầu cũng như đòn cuối, mạnh tương đương nhau, trái lại rất chậm chạp, nước da đỏ choét.
+ Gà cựa: Gà cựa chân nhỏ, hình dáng bé hơn gà đòn, chân có cựa dài, sắc bén, tựa như một “hiệp sĩ”, đi đâu có cặp kiếm đao dắt bên mình. Mặt mũi lanh chanh, xinh tươi khả ái, lông nhiều, mưót, gọn gàng phủ kín, giỏi bay nhảy. Chúng có tài sử dụng cặp siêu đao, chớp nhoáng, thêm lông cỏ, lông bờm nhiều lại màu sắc đẹp, lông mã phủ .kín hai bên hông dài lòng thòng, nước da trong mình trắng. Gà cựa trông dáng “thư sinh” hơn gà đòn nhưng võ nghệ hiểm hóc hơn.
Những phút đầu tung kiếm lấy đầu địch thủ mà không được, thì càng lâu càng mất sức, tha hồ gà đòn thao túng chiến trường đòn đánh, cựa quên đâm, nhưng nếu vô phúc cho Gà Đòn, chỉ một cựa mà đổi được thế cò. Gà Cựa hiếm thấy bền bỉ.
+ Gà pha: Do hai dòng gà đòn và gà cựa đúc ra, gà pha vẫn có cựa nhưng ngắn, lông lá vừa phải, dáng dấp trung bình.
Gà pha ra trận vừa đánh đòn vừa đâm, nhưng hai ngón nghề đều giới hạn, đòn không mạnh bằng gà đòn, cựa đâm không nhạy bằng “cựa rặt”, nhưng cũng có nước bền bỉ, đứng khuya tuy không bằng gà “rặt đòn”, nhưng cũng khá, để yểm trợ cho sức khoẻ, đã có đôi cựa vừa phải kèm theo.
Sau khi quan sát và nhận diện tổng quát, ta có thể biết con gà nòi như thế nào, từ hình dáng đến tính tình.
Để nâng cao sự hiểu biết, ta cần chọn lựa con gà nòi ỏ đủ mọi khía cạnh, ỏ từng bộ phận, từ đầu cổ trở xuống.
Ca dao xưa có câu:
“Con gà tốt mã vì lông,
Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men”.
cư ngậm câu ca dạo này, ta cũng đoán biết được người xưa muôn nói gì? Con gà có “tốt tướng” cũng chỉ nhò cáị bộ vó bên ngoài trưóc đã. Nếu con gà đứng mà tướng mạo lại so vai thụt cổ, khép nép, đôi chân co lại, khiến cái mình thấp hẳn, lùn lật, đôi mắt lấm lét nhìn trộm, cái lưng cong, bộ đuôi cúp hẳn xuống, như con chó bị đòn, cái mọ quá dài, để lộ sự yếu ớt, sáu ngón chân ngắn ngủn, đứng không vững, cần cổ bé quá (bé hơn đầu), da thịt bủng bẹo, tính tình nhứt nhát, bộ lông xơ xác, thiếu thôh, khô rạng, không thấy đuôi, nưóc da tái mét… thì hẳn là giống không khá.
Trái lại con gà đứng phải đưa ngực ra trước với bộ lông phụ phê sặc sở tùy theo màu, láng bóng như tóc nàng thiếu nữ mổi gội, cất co lên cao, đôi chân nhón thẳng, nhưng không ngay đuột giữa đùi và cán.
Lông đuôi nhiều và dài, toàn thân nỏ nang chia rõ từng bắp thịt, cần cổ to, con mắt sâu, đôi cánh gom sát, cái mỏ thật ngắn, cái mông gọn ghẽ, không xòe lón, che lấp cả mắt, những ngón chân tựa hồ móng vuốt, nếu có cựa thì phải thấp sát đất, nước da đỏ tươi, trông đẹp mắt. Có như thế con gà mối nhiều triển vọng.