Mục tiêu:
– Chuẩn bị được chuồng nuôi, dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà thả vườn.
– Thực hiện được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng nuôi, dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà thả vườn
– Thực hiện được các phương pháp phòng dịch khu chăn nuôi gà thả vườn.
A. Nội dung:
1.1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà
1.1.1. Xác định kiểu chuồng nuôi gà
– Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền:
Tùy theo quy mô tùy theo phương thức chăn nuôi, tùy đối tượng gà mà có thể thiết kế kiểu chuồng nuôi khác nhau.
Nhìn chung khi xây dựng chuồng nuôi gà, kết cấu chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu:
+ Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ dốc thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Bởi vậy, nền chuồng thường láng xi-cát hoặc lát gạch.
+ Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng phải đảm bảo đủ rộng.
Ví dụ:
Chuồng nuôi gà con 10 – 12 con/m2
Chuồng nuôi gà dò 5 – 6 con/m2
Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống 4 – 4,5 con/m2
+ Mái chuồng làm bằng vật liệu khó hấp thu nhiệt để chống nóng. Mái có thể lợp bằng ngói hoặc lá tranh, lợp qua vách chuồng khoảng 1 m để tránh mưa hắt làm ướt nền chuồng. Làm một mái hoặc 2 mái.
+ Tường vách chuồng: Xây cách hiên 1 – 1,5 m , vách chỉ nên xây cao 30 – 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng
+ Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa… Che cách vách tường 20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét nhất là ở giai đoạn gà nhỏ.
Hình 1: Chuồng xây đơn giản
+ Chuồng được ngăn làm nhiều ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn thành 2 – 3 ô để dễ quản lý đàn gà nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới thép hoặc nan tre đảm bảo thông thoáng.
+ Hệ thống cống rãnh: Chuồng nuôi bắt buộc phải có hệ thống cống rãnh ngầm, đồng thời có đường thoát nước bên ngoài để tránh hiện tượng đọng nước xung quanh tường.
– Kết cấu chuồng lồng:
Chuồng lồng có hình dạng, kích thước phụ thuộc vào số lượng gà, vị trí đặt lồng, nguyên liệu làm lồng.
Nguyên liệu có thể bằng tre, gỗ, sắt.
+ Kích thước lồng:
– Cao 40-50 cm
– Rộng 40-60 cm
– Dài tùy thuộc số lượng gà nuôi.
Nếu dài 1,2 m thì nên chia làm 3 ngăn mỗi ngăn nuôi nhốt 3 – 4 gà đẻ
+ Đáy lồng: Là yếu tố quan trọng nhất, yêu cầu phải chắc chắn, thoáng, dễ thoát phân. Đáy lồng có thể hàn bằng kim loại: sắt, thép có đường kính 3 – 4 mm. Mối hàn có khe hở 1,5 – 2 cm.
+ Đáy bằng thanh tre gốc già vót tròn nhẵn rồi ghép thành tấm có khe hở 1.5 – 2 cm.
+ Vách lồng và nắp trên lồng bố trí bên ngoài trước cửa lồng.
+ Máng ăn máng uống bố trí bên ngoài trước cửa lồng.
Chú ý: Chuồng lồng có thể nuôi nhiều loại gà:
+ Nếu nuôi gà đẻ : Đáy lồng làm hơi dốc, nghiêng 10% (nhỏ) về phía trước, có gờ cong để thu trứng.
+ Nếu nuôi gà con: Đáy phải lót thêm lưới thép khe hở 1 cm, thên có ló t giấy (sau 5 ngày nuôi phải thay đi)
– Kiểu chuồng gà đơn giản (vật liệu địa phương):
Tận dụng các vật liệu sẵn có trong gia đình như tre nứa tranh ván …
+ Nền có thể làm đất nện chắc, trên mặt nền lót rơm, rạ, trấu, phoi bào. Hoặc nuôi trên sàn lưới, tre đan… cách mặt đất 20- 40 cm.
+ Nền chuồng:
Là nơi cho gà ngủ vào ban đêm, là chỗ để các máng ăn máng uống và cũng là nơi gà thải phân cho nên cần thiết kế nền sao cho cao hơn xung quanh ít nhất là 30 cm để tránh mưa ngập nước.
Nền có thểđược làm bằng các vật liệu như: gạch, xi măng hoặc nền đất, tuy nhiên nên thiết kế nền chuồng chắc chắn bằng gạch hoặc nền xi măng.
Mặt nền phải nhẵn để tiện quét dọn tẩy uế (phổ biến nhất là nền láng xi măng), đồng thời nền chuồng cần có độ nghiêng nhất định và hệ thố ng rãnh thoát nước : nếu chuồng có độ rộng dưới 8m thì cần có một rãnh thoát nước ở giữa, tất cả các rãnh thoát nước được thiết kế đổ vào bể xử lý nước thải. (không phổ biến lòng chuồng 8m chỉ nên phổ biến lòng chuồng từ 4 đến 6m và láng phẳng bằng xi măng với cát)