Có người nói là có thuốc để dùng bên trong khiến toàn thân gà cứng rắn, cựa thường đâm không thủng đúng không?

Đúng và thuốc đó chỉ dùng cho gà dá cựa thường, nên hiện nay ở Bắc Bộ vẫn còn áp dụng.

Người ta không đá cựa sắt như ở Nam Bộ, mà đá cựa thường, một loại không mọc dài ra, do cứ nướng đỏ sắt tì vào, cho cựa lì đi, chỉ dài độ 1- l,5cm thôi, chuốt cho sắt, không chuốt nhọn và cựa đó không làm cho gà chết như cựa sắt, chỉ bị thương thôi.

Và trường hợp này thì dùng đơn thuốc ăn mới có kết quả như ý, như tôi đã nói, là đơn thuốc ăn không cản được cựa sắt.
HỎI: Thế ở Bắc Bộ đả gà (chọi gà) là một nghệ thuật à?

mot so kinh nghiem tim hieu ve ga choi 3
Đúng! Người ta chọi gà cả buổi mới phân thắng bại. Đá từng hiệp một, có khi tới mười hiệp mới phân thắng bại.

Còn đá gà mà dùng cựa sắt thì đá rất nhanh, không lấy gì làm nghệ thuật, vì rất nhiều con gà dở hom, nhưng do nạp vài cái, cựa sắt ghim chỗ nhược, gà bị trọng thương, lăn ra chết. Như thế chưa hẳn gà bị cựa sắt đâm chết đã là gà dở.

Ngày trước nhìn gà đá nhau, các cách tiến thủ của gà đã cho ra đời bài “kê quyền”, tức là đường quyền dựa trên các đòn của gà lúc chọi nhau.

Cũng như nhìn khỉ “đùa” với hổ, chớ không gọi là “đấu” vì khỉ không cách nào đánh nhau với hổ, mà có bài “hầu quyền” hoặc rắn cắn nhau mà có bài “xà quyền” lừng danh khắp đất nước miền Trung.

Còn gà nhím là gà gì? Thuộc gà thường hay quí hiếm?

đấy là gà quí hiếm vì gà này có ẩn tướng, chỉ khi nào gà ngủ mới lộ ra. Đấy là toàn bộ lông của gà dựng đứng lên như lông nhím.

Gà này do có nội lực thâm hậu, nó ra đòn như vũ bão, dá liên tục dẩy gà dối phương vào thế bị động. Và đến một lúc nào đó thì gà bị áp đảo sẽ bỏ chạy, nếu không thì chắc hắn sẽ ngã gục xuống tại… kê trường.

Gà nhím là gà ẩn tướng thì chỉ có chủ gà mới khám phá được, và do vậy mà gà nhím dược xem như một “bí mật” ở trường gà.

Nhưng vì nó bách chiến bách thắng nên người có gà nhím chỉ còn có cách là đem đi xa để chọi. Và họ chỉ chọi được một vòng rồi thôi vì các chủ gà khác đều chạy mặt.

Thế mới biết ai có “thần kê” chưa hẳn là điều tuyệt đối tốt vì sau một vòng “đá đâu thắng đó”, chủ gà đành ngồi vuốt râu, uống trà, ngắm gà khơi khơi, chứ không thể ôm gà đi đâu mà đá.

Xem vảy gà có quyết định là gà hay hay không?

Xem tướng gà hay hay dở là xem toàn bộ con gà. Không phải chỉ có vảy mà đã quyết định là gà hay hay dở. Đấy chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ mức độ hay hay dở của gà chọi.

Thí dụ gà có vảy án thiên được xem là gà có vảy quí do gà có sức khỏe dẻo dai, né tránh tài tình. Nhưng do ẩn tướng không có, bí tướng cũng không thì gà có vảy này chưa hẳn là gà quí.

Một thí dụ là gà có vảy phủ địa ở dưới cựa, sát đầu bốn ngón chân là vảy rất tốt, thế nhưng mỏ gà lại khoằm, không đạt yêu cầu, thì hỏi vảy phủ địa ấy có tác dụng gì chứ?

Một thí dụ khác là gà có vảy ngậm thẻ tức là đan hai hàng đều, tự nhiên có một vảy nhỏ chen vào đường kẽ nhỏ chia đôi ra. Gà có vảy này đá lung tung, không ra đòn không ra thế gì cẫ. Nhưng gà có cổ to, dai sức, ra đòn mạnh, nếu bịt cựa sắt vào, thì có nạp vài cái, có thể trong các đòn… lung tung dó ghim ngay vào chỗ nhược của địch, nó toàn thắng.

mot so kinh nghiem tim hieu ve ga choi 2
Một thí dụ khác là gà có vảy nhân tự trung tiết tức là có vảy hình chữ nhân đóng tại khoảng giữa ngón ngọ (ngón giữa) thì gà gặp toàn là xui xẻo, nhưng nếu gà có đôi mắt dữ, mỏ tốt thì chưa chắc bị thua khi cá dộ mà đá. Có thể gà này chỉ nạp vài cái, chân bịt cựa sắt sẽ dâm vào cổ gà, gà ngoẹo cổ, và sẽ thua chạy ngay.

Như thế xem tướng gà là xem toàn bộ ẩn tướng, bí tướng, vảy gà, lườn gà và ngay cả lưỡi gà nữa.