Điều cần biết là con gà chẳng bao giò đá một chân, nó luôn luôn nhảy lên đá bằng hai chân, “ngón nghề” trong võ thuật gọi là “song phi”.
Lúc nhảy đá gà dùng sức mạnh, phụ giúp bằng đôi cánh và bộ lông đuôi.
Nạp, xạ: Lúc mới xáp trận, còn dư sức, gà không cần nắm mỏ đầu để làm điểm tựa mà đá, chỉ từ xa nhảy lên, vừa đá vừa đâm, gọi là “nạp” hoặc “xạ” hay “đòn buông”.
Đá lông: Nó dùng mỏ nắm chặt bất cứ một chỗ nào làm điểm tựa rồi lấy sức nhảy đá, cánh quạt, cựa đâm, nắm lông mà đá.
Hồi mã thương: Hai gà đang đá nhau, bỗng có con “giả thua” bỏ chạy một vòng, địch thủ liền đuổi theo uy hiếp, không ngò nó đứng lại, nghiêng qua, lấy thế thật nhanh thật mạnh, đá vào đầu vào cổ địch thủ. Có khi, nó trổ ngón nghề ấy hai, ba lần và mỗi khi đá, đôi khi ta thấy nhồi liên tiếp ba bốn đòn, gọi là “hồi mã tam thương”.
Sỏ, mé: Cắn mép môi, hay mào rồi đá trúng mặt, trúng cổ, địch thủ đau vô cùng.
Đá vai: Lấy mỏ cắn vai rồi đá thốc lên.
Đá lông yếm: Chui đầu xuống gần bụng, nắm lông ngực đá thốc lên, còn gọi là “đá bưng tô”, nếu đòn này trúng, địch thủ sẽ lộn nhào có khi.
Lấn: Dùng cần cổ lấn gà địch không cho đứng thăng bằng, thì làm sao địch trổ ngón được.
vỉa tôi: Chui cổ vào cánh gà địch, ở luôn trong đó, cắn mổ da non như da nách, đùi non, kẹt cánh, nắm cho chắc mà đá lên, vừa đá vừa đâm, có khi trúng phổi, trúng hông, lợi hại vô cùng.
Vỉa sáng: Chuyên luồn cổ vào cánh gà địch, thò đầu lên, bạ đâu nắm đó, đá mạnh lên, đòn này sẽ gãy cánh địch thủ, hay bị sệ cánh và mất sức.
Khai vựa lúa: Nắm mổ gà địch, dùng sức đá trúng cằm nó chỗ ấy gọi là “chữ tử” và còn gọi là “đá hầu”.
Đâm hang cua: Dùng cựa đâm trúng “hang cua”, ở trên ngực cạnh dưói cổ, nếu đâm sâu, gà giãy chết trào máu miệng tại chỗ.
Nước nạp: Lúc đầu mới vào đá, hai gà nhảy lên, bốn chân đọ mạnh vào nhau, nếu đôi cựa chạm nhau gọi là “khắc cựa”.
Nước đứng: Nưốc chịu đứng bền bỉ của gà, càng lâu càng đứng vững để chống trả.
Đi trên: Khi đá, gà này chỉ nhằm vào phần trên địch thủ mà đá vào mỏ, đầu, cổ, ngực, lưng.
Chạy dưới: Chỉ thích chui luồn dưới bụng, đội ngược lên, thừa cơ cắn đùi, ngực, bụng, đít, để đấm đá.
Đòn đấm: cắn mổ đầu và nắm móng lại giáng mạnh hai chân vào mặt, hầu, cổ, ngực, v.v… của địch thủ.
Đá ngang: Mổ đầu địch thủ, và đứng ngang một bên, đá vào cần cổ vào mặt.
Quăng: Đang đá, gà nhảy cao “quăng” đôi chân vào mặt địch thủ, có khi mạnh quá mình cũng xoay theo.
Liên cước: Mổ một lần, đá hai, ba cái liên tiếp.
Độc cước: Mổ một lần, đá một cái đích đáng.
Đá mã kỵ: Đá trúng mu lưng địch thủ.
Thọc huyết: Nhảy that cao, khi mình gà rơi gần địch thủ, nó mơi tung chân đá thọc vào ngực.
Đâm mắt cần: Cần cổ gà có từng đốt ráp lại như mắt tre, nếu bị đâm trúng những “mắt” ấy, gà quẹo xương cổ, đứng quay vòng vòng.
* Nhược điểm trong thân thể gà.
+ Gọi là giao long:
Khớp xương đầu che bộ óc, sát mí vối mào gà là chỗ nhược bậc nhất, như ta có khớp xương mỏ ác vậy, khi một mũi cựa nhẹ cũng đủ làm cho gà giãy chết.
+ Mắt cần: Mắt cần cổ bị đâm, khdng tiếp tục đá được nữa, gà sẽ quay tròn, cần cổ cứng lại.
+ Bầu điểu: Gà bị đâm bầu diều, gặp người vô nươc giỏi, có thể vá víu kịp, và khỏe lại, đá được cũng có thể thắng, nhưng phải chết khi về nhà, vì vết thương rất khó lành.
+ Chữ tử: Chỗ yếu điểm ngay yết hầu gà, cằm.
+ Hang cua: Lỗ lõm, cạnh cần cổ, gần xương quai xanh, nếu cựa đâm vào hang cua sâu, gà giãy chết tại chỗ, vì trúng đầu lá phổi gà.
+ Mã kỵ: Chỗ người cưỡi ngồi trên lưng, cựa đâm sâu sẽ thấu phổi chết trào máu miệng tại chỗ.
+ Mỏ rơi: Gà bị địch dùng đòn mạnh quá, thêm trúng ngay mỏ, mỏ bị rơi dính lòng thòng, rất đau, gà dỏ thì phần thua trước mắt, gặp gà hay, đến nước bắt vào o bế hoặc chắp vá may sửa, gà mất mỏ trỏ vào đá lại, nó đổi chiến lược, không cắn nắm được thì xạ trơn, hay dùng thế đá tạt đá quăng, gà kia cũng chưa chắc thắng nó.
+ Gay cựa: Đang khi đá, tự gà làm cho cựa đấu nhau đến gãy, một cựa hoặc hai, gặp gà đòn thì còn cố vớt vát chứ gà cựa thì thua trước cho xong.
* Đâm mỏ lườn:
Gà đưa chân tạt dưối bụng, cựa đâm trúng mỏ lườn dưối. bình thường rất đau nếu bị đâm trúng thần kinh mắt, tại mỏ lưòn, lập tức gà bị mù mắt mặc dầu đâm lườn.
+ Phao câu: Nếu bị gà đá quá nhiều và mạnh vào phao câu, gà sẽ không nhảy nổi nữa, nếu nhảy sẽ bị ngã, trường hợp bị đâm lại càng nguy hiểm hơn.
+ Quả chanh: Dưới vai có hai cục thịt tròn như quả chanh, nếu bị đâm trúng, gà sẽ mất sức đá mạnh, thế thăng bằng không còn, đá khó trúng địch thủ.
+ Lịch bái: Đá trẹo xương cổ.
+ Xuyên tân: Đá sâu vào thân địch thủ.
+ Xung phong: Đòn nạp – đòn dẫn.
+ Áp thổ: Đè cần đá.