– Chụp sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng điện, bóng hòng ngoại, hệ thống dây may so, bếp điện, bếp than hoặc điềm gas…Chụp sưởi được đặt ở giữa quây gà.
– Bóng hồng được treo cách nền chuồng từ 30 – 60cm, hệ thống dây may so đặt cách nền từ 20 – 30cm, đối với hệ thống bếp than phải có ống dẫn khí ra ngoài chuồng nuôi. Bóng điện 60 – 100W treo cách nền 30 – 60cm và có chao đèn để tập trung nhiệt vào quây. Lò sưởi điện, bếp điện, bếp đốt củi hoặc đốt trấu đặt cách nền 20 – 30cm để đảm bảo an toàn cho gà.
– Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận gà về một thời gian để đảm bảo nhiệt độ trong quây trước.
– Dùng chụp sưởi điện công suất 1KW, mỗi chụp gồm 2 – 4 bóng sưởi tuỳ theo công suất của bóng.
– Nuôi úm gà con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày cung cấp nhiệt sưởi đủ ấm cho gà con quan trọng hơn việc cho ăn vì nếu không cung cấp đủ nhiệt gà bị lạnh sẽ không ra ăn cho dù thức ăn có chất lượng tốt, để cung cấp nhiệt đủ ấm cần sử dụng chụp sưởi và bóng điện đủ công suất, nếu không có điện có thể dùng bếp than tuy nhiên phải dẫn khí than ra ngoài nếu không khí độc của than tổ ong sẽ làm gà chết do ngạt thở
1.2.2. Hệ thống làm mát
– Trồng cây bóng mát xung quanh chuồng nuôi và ngoài vườn chăn thả.
– Làm mái chuồng bằng chất liệu chống nóng như: lá cọ, rơm rạ, ngói…
– Sử dụng hệ thống quạt gió đăth trong chuồng nuôi.
1.2.3. Chất độn chuồng
– Yêu cầu chung là chất độn chuồng phải khô ráo, tơi xốp và không có nấm mốc.
– Dùng vỏ bào, vỏ trấu hoặc rơm rạ cắt ngắn. Dùng vỏ bào là tốt nhất vì có khả năng hút ẩm tốt, tơi xốp và khó sinh ra các vụn nhỏ. Vỏ trấu hút ẩm không tốt bằng dăm bào, vỏ trấu cũng tơi xốp nhưng đầu nhọn sắc hay gẫy thành các vụn nhỏ, gà con ăn phải các vụn nhỏ này sẽ khó tiêu, đôi khi bị viêm ruột
1.2.4. Máng ăn, máng uống
– Máng ăn: có thể sử dụng bằng khay, mẹt, P50
Hình 10: Máng ăn P50
Hình 11: Khay ăn và mẹt
– Yêu cầu :
+ Làm bằng vật liệu không thấm nước, không gây độc hại cho gà
+ Giảm sự rơi vãi thức ăn, ngăn gà nhảy vào đào bới thức ăn nhưng gà dễ nhận biết và lấy được thức ăn
+ Dễ cạo phân dính, dễ cọ rửa. Do vậy thường làm bằng tôn hoa, nhựa
cứng
+ Hình dáng, kích thước phù hợp với độ tuổi gà
– Các loại máng ăn và kích thước :
+ Máng ăn cho gà lớn có thể làm từ ống tre, ống bương có chiều dài 1,0 – 1,5m được khoét 1/3 phía trên.
+ Sử dụng máng ăn tròn, treo dây:
Máng ăn tròn bằng nhựa, có chu vi vành ngoài khoảng 150 cm, định mức 2cm – 4cm/gà thì một máng như vậy dùng cho 35 – 70 gà,
Cũng có thể sử dụng máng ăn dài có chân đế đặt trực tiếp xuống nền chuồng và điều chỉnh độ cao máng thông qua giá đỡ, định mức là 5cm /gà
Lưu ý:
Máng ăn phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ hàng tuần sát trùng.
Máng ăn phải được điều chỉnh sao cho mép máng ngang tầm với sống lưng gà, không treo máng quá cao hoặc quá thấp.
– Máng uống: Có thể sử dụng các loại máng như galon, máng dài.
– Yêu cầu :
+ Làm bằng các vật liệu không thấm nước, không gây độc hại cho gà.
+ Gà dễ dàng uống nước và có chắn máng để gà không nhúng chân vào
+ Đảm bảo vệ sinh, sát trùng, bền, chịu được cọ rửa thường xuyên, vững vàng, chống bị gà làm bẩn, làm ướt lông, hay làm đổ, rơi vãi nước ra đệm lót
– Các loại máng uống và kích thước:
+ Làm bằng các vật liệu như hộp nhựa, ống tre, ống bương…
+ Loại máng tròn dung tích 1,5 – 3,8 lít; dùng cho 50 – 80 gà trên máng.
+ Trong trường hợp chăn nuôi quy mô nhỏ, có thể dùng máng uống tròn 8 lít bằng nhựa, định mức 40 – 50 gà/máng, hoặc dùng máng uống dài bằng nhựa hoặc kim loại với định mức 2 cm vành máng/gà
– Cách bố trí máng uống:
+ Thời kỳ úm gà máng uống được bố trí theo hình dải quạt xen kẽ máng ăn
+ Thời kỳ sau úm khi cho gà uống máng uống tròn đặt trực tiếp trên nền và kê cao hơn so với đệm lót để gà không bới đệm lót vào nước, hoặc dùng máng dài đặt bên ngoài vách ngăn chuồng khi uống gà thò cổ ra để lấy nước.
Ở thời kỳ gà thả ra vườn (bãi chăn) thì ta đặt trực tiếp máng ăn, máng uống ở ngoài vườn.
+ Chiều cao của mép máng phải ngang tầm sống lưng gà
Lưu ý: Không treo máng uống quá cao hoặc quá thấp so với mép sống lưng gà.